Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/kyoritsuvietnam.com/public_html/includes/countries.php on line 10
Cá voi liều mình đẩy thợ lặn thoát hàm cá mập - Kyoritsu, Kyoritsu Việt Nam: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, Đồng hồ chỉ thị pha, Máy đo ánh sáng, Máy đo nhiệt độ, Máy thử điện áp, Thiết bị kiểm tra dòng rò, Thiết bị thử điện áp, Thiết bị phân tích điện

Cá voi liều mình đẩy thợ lặn thoát hàm cá mập

Cá voi lưng gù liên tục dùng đầu đẩy nhà sinh vật học đang lặn dưới biển để bảo vệ bà khỏi cá mập hổ gần đó.
Cá voi dùng đầu đẩy nhà sinh vật học. Ảnh: Caters News.

Cá voi dùng đầu đẩy nhà sinh vật học. Ảnh: Caters News.

Một con cá voi lưng gù nặng hơn 22 tấn được cho là có hành vi bảo vệ con người khỏi cá mập hổ ở vùng biển ngoài khơi đảo Rarotonga, quần đảo Cook,Story Trender hôm 8/1 đưa tin.

Trong video, cá voi liên tục dùng đầu và miệng húc về phía Nan Hauser, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu cá voi, ấn bà xuống dưới vây ngực, thậm chí có lúc đẩy bà lên khỏi mặt nước.

"Tôi không chắc con cá voi định làm gì lúc nó tiến đến gần. Nó không ngừng đẩy tôi suốt khoảng 10 phút. Tôi đã dành 28 năm nghiên cứu cá voi dưới nước nhưng chưa bao giờ thấy con cá voi nào động chạm nhiều với con người và khăng khăng đẩy tôi như thế, nhất là còn cố gắng ấn tôi xuống dưới chiếc vây ngực khổng lồ", Hauser kể lại.

Bà cố gắng thoát ra vì lo ngại việc cá voi đâm quá mạnh hoặc dùng đuôi quật sẽ khiến bà bị gãy xương hoặc tổn thương các cơ quan. "Nếu nó ấn tôi xuống dưới vây ngực, tôi có thể sẽ chết đuối", Hauser nói.

"Tôi cảm thấy rất gần gũi với các loài động vật nên dù lo lắng, tôi vẫn cố giữ bình tĩnh và đoán xem làm sao để thoát khỏi con cá voi. Tôi không hề rời mắt khỏi nó nên không phát hiện cá mập ngay gần", Hauser chia sẻ.

Ban đầu, khi mới nhìn thấy cá mập, bà còn cho rằng đó là một cá voi khác. Tuy nhiên, Hauser nhận ra đuôi nó chuyển động theo chiều ngang chứ không lên xuống như cá voi. Một thợ lặn khác cũng nổi lên mặt nước và thông báo có cá mập hổ xuất hiện gần đó. Họ ước lượng con cá mập dài khoảng 4,5 m.

Ngoài con cá voi tiếp cận Hauser, có một con cá voi khác cũng liên tục đập đuôi và giữ cá mập tránh xa Hauser và con cá voi kia. Hauser cho rằng đây có thể là bằng chứng về bản năng tự nhiên của cá voi nhằm bảo vệ các loài vật khác, trong đó có con người. Sau khi Hauser lên thuyền an toàn, con cá voi còn nổi lên để kiểm tra lại lần nữa.

Hauser rất hạn chế chạm vào cá voi trong lúc nghiên cứu, nhưng con cá voi này lại chủ động tiếp xúc với bà. Người quay phim gần đó chưa từng ghi hình cá voi nên không biết hành vi này của chúng rất khác thường. Trong khi đó, các thành viên thuộc nhóm nghiên cứu lại rất lo lắng cho sự an toàn của Hauser.

Cô từng nghe nói về hành vi "anh hùng" của cá voi lưng gù như bảo vệ con non, các loài cá voi khác, hải cẩu, cá heo. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa từng ghi nhận trường hợp rõ ràng nào cho thấy cá voi lưng gù bảo vệ con người.

Trong 28 năm nghiên cứu, Hauser cũng chưa từng trải nghiệm hay xem video về trường hợp nào tương tự. Hauser hy vọng có thể chia sẻ đoạn video mà cô và các đồng nghiệp ghi lại để mở rộng nghiên cứu về hành vi này của cá voi.

"Nhà khoa học Robert Pitman từng công bố một nghiên cứu về việc cá voi lưng gù bảo vệ các loài vật khác. Ví dụ, chúng che chắn cho hải cẩu dưới vây ngực để bảo vệ loài vật này khỏi cá voi sát thủ. Chúng thực sự biểu lộ lòng tốt, đôi khi đặt chính tính mạng mình vào nguy hiểm", Hauser cho biết.

Đây là trường hợp đầu tiên cá voi lưng gù bảo vệ người khỏi cá mập hổ được ghi lại, Hauser nhận định. "Thật thú vị vì tôi đã dành 28 năm qua để bảo vệ cá voi, nhưng vào lúc đó, tôi thậm chí còn không nhận ra chúng đang bảo vệ mình", bà chia sẻ.

Thu Thảo@vnexpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn