Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/kyoritsuvietnam.com/public_html/includes/countries.php on line 10
Tập đoàn chaebol khuynh đảo đời sống Hàn Quốc như thế nào - Kyoritsu, Kyoritsu Việt Nam: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, Đồng hồ chỉ thị pha, Máy đo ánh sáng, Máy đo nhiệt độ, Máy thử điện áp, Thiết bị kiểm tra dòng rò, Thiết bị thử điện áp, Thiết bị phân tích điện

Tập đoàn chaebol khuynh đảo đời sống Hàn Quốc như thế nào?

Người Hàn Quốc có hai cảm xúc khác nhau với các chaebol (những tập đoàn kinh tế lớn từ thập niên 1960): họ khao khát công việc ở chaebol nhưng trong lòng chất chứa đầy căm phẫn.
Lee Jae Yong, "thái tử" sẽ kế thừa tập đoàn Samsung hùng mạnh nhất Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg

Lee Jae Yong, "thái tử" sẽ kế thừa tập đoàn Samsung hùng mạnh nhất Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg

Chaebol là tên gọi những tập đoàn gia đình tồn tại từ thập niên 1960 đến nay và chi phối phần lớn hoạt động kinh tế Hàn Quốc. TrangNikkei dẫn báo cáo của Ủy ban hội chợ thương mại Hàn Quốc cho biết 4 chaebol lớn nhất nước này (gồm Samsung, Hyundai Motor, SK và LG) chiếm đến 90% trong tổng số lợi nhuận ròng của 30 tập đoàn hàng đầu vào năm 2013.

Khuynh đảo đời sống

Những chaebol được hình thành từ thập niên 1960 dưới chính sách của cố tổng thống Park Chung Hee để đưa một Hàn Quốc từ quốc gia bị tàn phá sau chiến tranh trở thành một cường quốc kinh tế như hiện này.

Sự ảnh hưởng của chaebol đến xã hội Hàn Quốc sâu sắc đến nỗiReuters mô tả hình ảnh một người dân Hàn Quốc điển hình sẽ sống trong căn hộ do Samsung đầu tư, xem tivi của LG, lái xe của hãng Hyundai, sử dụng điện thoại Samsung và ăn tối tại một nhà hàng thuộc hệ thống Lotte. Mỗi năm, trong số rất nhiều sinh viên tốt nghiệp trên cả nước chỉ có khoảng vài chục nghìn sinh viên may mắn được nhận vào làm việc tại các chaebol.

Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc ngày càng khó chịu và giận dữ trước sự ảnh hưởng quá lớn của các chaebol. Bên cạnh những thành quả kinh tế vượt bậc mà chaebol mang lại cho Hàn Quốc là những hệ lụy nghiêm trọng như khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, những doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép, và tỷ lệ tự tử vào loại cao nhất thế giới.

Biếm họa về cuộc chiến chống lại sự ảnh hưởng sâu sắc của các chaebol. Ảnh: Korea Herald
Biếm họa về cuộc chiến chống lại sự ảnh hưởng sâu sắc của các chaebol. Ảnh: Korea Herald

Bà Lee Bok Sun phải đóng cửa tiệm rau quả hoạt động hơn 28 năm của mình ở Seoul. Nhiều khách hàng của bà đã chuyển đến mua sắm tại một siêu thị do một chaebol ở Hàn Quốc mới mở. "Em trai tôi gửi tiền để tôi mở tiệm rau nhằm bù đắp cho những năm tôi đi làm thợ may kiếm tiền nuôi em học đại học. Bây giờ em tôi đã làm việc tại một chaebol, còn tôi thì mất công việc làm ăn vì chính nơi mà tôi đã nỗ lực để em tôi được vào làm", bà Lee, 63 tuổi, nói với Bloomberg.

Giáo sư Kim Woo Chan, một chuyên gia kinh tế, nhận định: "Người ngoài có thể cho rằng nền kinh tế Hàn Quốc thịnh vượng, nhưng thực tế là người dân bình thường rất chật vật vì các chaebol không muốn chia sẻ nhiều phúc lợi của mình". Trong một khảo sát năm 2012 của một cơ quan nghiên cứu ủng hộ đảng cầm quyền Saenuri, 74% người dân đã cho rằng chaebol không hề có những nghĩa vụ đạo đức. "Họ là liều thuốc độc với kinh tế Hàn Quốc", ông Han Myeing Sook, thượng nghị sĩ đảng đối lập, nói.

Đặc quyền của các "công chúa", "hoàng tử" chaebol

Một báo cáo năm 2013 của CEOSCORE, trang web chuyên theo dõi hoạt động tài chính của các chaebol và những doanh nghiệp nhà nước, cho biết 39 người xuất hiện trong danh sách 50 người giàu nhất Hàn Quốc đều là con hoặc cháu của các vị chủ tịch tại các chaebol, chỉ 11 người là các doanh nhân tự lập nghiệp.

Ông Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung, vẫn là người giàu nhất Hàn Quốc với tài sản ròng 10,7 tỷ USD, theo Yonhap. Ông Lee tiếp quản tập đoàn từ người cha quá cố, đồng thời là người sáng lập, Lee Byung Chull, vào năm 1987.

Chaebol ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân Hàn Quốc. Ảnh: FT
Chaebol ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân Hàn Quốc. Ảnh: FT

Thời điểm cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc diễn ra năm 2012 cũng là lúc các chaebok đang rục rịch chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 3. Những người là con cháu trong các chaebol đều được trang bị các kỹ năng và kiến thức chuyên môn, được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng, trước khi đảm nhận cả một tập đoàn trong tương lai.

"Họ lớn lên và chứng kiến công việc kinh doanh của ông và bố mỗi ngày. Kiến thức học hỏi ở các trường danh giá ở nước ngoài cũng giúp họ có thêm lợi thế", một chuyên gia nhận định.

Con trai duy nhất của ông Lee Kun Hee là Lee Jae Yong, 43 tuổi. Anh từng du học tại Nhật Bản và Mỹ, đồng thời được mặc định trở thành người thừa kế của tập đoàn Samsung khi nắm giữ 25,1% cổ phần tại Samsung Everland, một công ty không niêm yết nhưng có vai trò quan trọng.

Tỉ phú Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics, và con gái Lee Boo Jin, tổng giám đốc khách sạn Hotel Shilla. Ảnh: Bloomberg
Tỉ phú Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics, và con gái Lee Boo Jin, tổng giám đốc khách sạn Hotel Shilla. Ảnh: Bloomberg

Trong khi đó, Chung Ki Seon, con trai cả của ông Chung Mong Joon là cổ đông lớn nhất tại tập đoàn Hyundai, đã nắm vị trí quản lý cấp cao tại đội xây dựng kế hoạch kinh doanh từ tháng 6/2013. Anh tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford (Mỹ) từ năm 2011. Anh từng được đề cử vào một chức lãnh đạo cao hơn hồi năm 2013, nhưng việc bổ nhiệm tạm hoãn do chủ yếu do kinh nghiệm và tuổi tác còn trẻ.

Theo Liên đoàn tuyển dụng Hàn Quốc, 28 người cháu trong của những chủ tịch sáng lập 15 chaebol lớn hiện nắm giữ các vị trí cao cấp ở các công ty thành viên từ khi chưa tròn 30 tuổi. Họ sẽ được đề bạt vào ban lãnh đạo sau 3 năm. Trong khi một nhân viên bình thường phải mất ít nhất 22 năm để có chân trong ban điều hành. 

Cho Hyun Ah,
Cho Hyun Ah, "công chúa" tại hãng Korean Airlines, xin lỗi vì hành động ngang ngược của mình. Ảnh: AFP

Do vậy, các chuyên gia kinh tế lo ngại sự thăng tiến nhanh của những con, cháu chủ tịch chaebol có thể trở thành rủi ro với nền kinh tế. "Những người sáng lập và con của họ đã trải qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để gầy dựng sự nghiệp, trong khi thế hệ thứ 3 trưởng thành trong 'nhà kính' không có khả năng giao tiếp và cảm thông với những người xuất thân từ các hoàn cảnh khác nhau", giáo sư Kim Sang Jo (Đại học Hansung, Hàn Quốc) nhận định trên Yonhap.

Sự cố gây ồn ào nhất trong thời gian gần đây về thế hệ thứ 3 của các chaebol là việc cô Cho Hyun Ah, con gái của chủ tịch hãng hàng không Korean Air, ra lệnh cho máy bay phải trở lại nơi xuất phát để đuổi tiếp viên trưởng vì không hài lòng với cung cách phục vụ. Dư luận lên án Cho gay gắt buộc cô và cha phải đồng loạt xin lỗi trước công chúng. Trong khi đó, Bộ Giao thông Hàn Quốc đã vào cuộc điều tra liệu những dấu hiệu vi phạm luật hàng không.

Nghị sĩ Kim Kyung Heop nhận định: "Sự việc này là một minh chứng cho lối sống kiểu 'ông vua, bà chúa' của các lãnh đạo ở chaebol vì họ cho rằng họ sở hữu chiếc máy bay và tất cả nhân viên". Còn nghị sĩ Park Su Hyeon thì mỉa mai: "Những người phải sửa đổi chính là các ông bà chủ của chaebol chứ không phải phi hành đoàn".

Minh Anh@News.Zing.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn