Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/kyoritsuvietnam.com/public_html/includes/countries.php on line 10
Vụ đột tử của trọng tài Dương Ngọc Tân dưới góc nhìn y học - Kyoritsu, Kyoritsu Việt Nam: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, Đồng hồ chỉ thị pha, Máy đo ánh sáng, Máy đo nhiệt độ, Máy thử điện áp, Thiết bị kiểm tra dòng rò, Thiết bị thử điện áp, Thiết bị phân tích điện

Vụ đột tử của trọng tài Dương Ngọc Tân dưới góc nhìn y học

Từ cái chết thương tâm của trọng tài Tân, bác sĩ Trương Công Dũng - Nguyên tổng thư ký Hội Y học thể thao TP.HCM, chia sẻ cùng Thanh Niên về góc nhìn y học xung quanh nguy cơ đột tử trong thể thao.
Rủi ro về sức khỏe luôn chực chờ xuất hiện nếu các trọn tài, VĐV thể thao không được kiểm tra sức khỏe nghiêm túc, chuyên sâu thường xuyên. Ảnh HUY HOÀNG

Rủi ro về sức khỏe luôn chực chờ xuất hiện nếu các trọn tài, VĐV thể thao không được kiểm tra sức khỏe nghiêm túc, chuyên sâu thường xuyên. Ảnh HUY HOÀNG

Chơi thể thao để khỏe mạnh sống lâu, vậy mà chết trong khi chơi, một điều tưởng như là nghịch lý hiếm gặp nhưng xảy ra rất thường xuyên.

Trở lại trường hợp trợ lý trọng tài Tân ngất xỉu trong khi kiểm tra thể lực. Mất mát không thể lấy lại được, nhưng rủi ro của một người là bài học đáng giá cho những người còn lại, nhiệm vụ của ngành y học thể thao là phải tìm đến gốc rễ vấn đề để việc đó không xảy ra nữa.
Ngất xỉu (Syncope) và Đột tử
Ngất xỉu thì không có gì xa lạ, ai cũng có lần chứng kiến ai đó, bạn bè, người đi đường tự dưng…xỉu.
Đa số ngất xỉu là tình trạng lành tính do các nguyên nhân như hạ huyết áp tư thế, cường phó giao cảm (sợ hãi...), hạ đường huyết, say nắng (sốc nhiệt), tăng cảm xoang động mạch cảnh, rối loạn thần kinh chức năng… dẫn đến thiếu máu não đột ngột và ngất xỉu.
Tuy nhiên ngất xỉu do vận động (Exercise Induced Syncope) lại khác hoàn toàn.
Vụ đột tử của trọng tài Dương Ngọc Tân dưới góc nhìn y học - ảnh 1
Cái chết của trọng tài Dương Ngọc Tân cần được nhìn nhận thấu đáo và thẳng thắn để tránh lặp lại nỗi đau nàyQUỲNH MAI
Ngất xỉu xảy ra trong lúc vận động thể thao là dấu cảnh báo của các bệnh nặng hơn và nguy cơ gây ngưng tim đột ngột - Sudden Cardiac Arrest (SCA), hoặc đột tử do tim - Sudden Cardiac Death (SCD).
Tỉ lệ đột tử tim mạch (SCD) trong thể thao theo số liệu phương Tây là 2-3 người/100.000 người, người lớn tuổi tỷ lệ tăng lên gấp 10 lần (lão hóa tim mạch), chơi nghiệp dư dễ đột tử hơn (vì ít được rèn luyện thể lực).
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học thể thao Đức, một VĐV hoặc người chơi thể thao mà có tiền căn bị ngất xỉu, choáng, mệt, khó thở… khi vận động - cho dù thoáng qua một lần, buộc phải đi khám chuyên sâu tim mạch, siêu âm tim, MRI tim, chụp mạch vành, đeo Holter 24g (theo dõi HA)… cho đến khi nào loại trừ hoàn toàn được bệnh tim mới được thi đấu.
Trong chuyến thi đấu World Cup U.20 năm 2017, tôi đã phải làm như vậy cho một em cầu thủ theo yêu cầu của FIFA.
Trong Hồ sơ đánh giá y tế trước thi đấu của FIFA (FIFA Pre-Competition Medical Assessment), phần kiểm tra tim mạch là phần dài nhất, chi tiết nhất, trong đó yêu cầu rõ: 1. Làm điện tim 12 chuyển đạo; 2. Siêu âm tim bởi chuyên gia tim mạch CÓ KINH NGHIỆM; 3. Điện tim gắng sức cho các VĐV trên 35 tuổi. Tất cả là để phòng ngừa đột quỵ (SCD) trên sân.
Vụ đột tử của trọng tài Dương Ngọc Tân dưới góc nhìn y học - ảnh 2
Sao trẻ Abdelhak Nouri của Ajax hôn mê sâu như "ngủ giấc ngủ ngàn thu" sau khi đột quỵ trong một trận giao hữu hồi tháng 7.2017 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
FIFA cũng lưu ý điện tim (ECG) của VĐV luôn có một số bất thường về nhịp, sóng, biên độ…trên các chuyển đạo nhưng đó là bình thường với cầu thủ. Lý do có thể do tập luyện cường độ cao, stress thể lực, tăng tải lên hệ tim mạch… tình trạng đó có cái tên là “tim cầu thủ” (athlete’s heart).
Tôi gặp gần 50% tình trạng này ở các em U.20!
Riêng trường hợp trọng tài Tân: “Đã không có bất kỳ cuộc kiểm tra sức khỏe tại chỗ nào trước khi trọng tài kiểm tra thể lực. Đáng lẽ họ phải được đưa đến bệnh viện thể thao Việt Nam hoặc bệnh viện nào đó tại Hà Nội để khám, dưới sự kiểm soát của Ban trọng tài. Thay vào đó, VFF chỉ yêu cầu các trọng tài, trợ lý trọng tài tự khám tại địa phương rồi mang kết quả ra Hà Nội…”.
Và: “Ông Võ Quang Vinh, giảng viên thể lực của lớp học, ngay trước thời điểm trọng tài kiểm tra thể lực cũng đã đặt vấn đề tại sao lại làm ngược quy trình, cho TT chạy xong mới đi khám sức khỏe, đúng ra là khám xong mới chạy”. (Trích từ Thanh Niên)
Nếu như vậy thì chắc chắn trọng tài Tân đã không được làm các xét nghiệm và khám chuyên sâu về tim mạch, mặc dù đã 37 tuổi.
Xử trí ngất xỉu trên sân
Trong lần làm việc với các chuyên gia y tế của AFC trong một giải futsal 10 ngày, tôi rất ngạc nhiên và lúc đầu còn khó chịu về yêu cầu khắt khe của họ về sơ cấp cứu.
Họ yêu cầu phải luôn có 2 xe cấp cứu, và phải có mặt trước lúc các đội khởi động ít nhất 1 giờ, trên xe cấp cứu phải trang bị đầy đủ không được thiếu thứ gì để sẵn sàng hồi sức tim mạch và sốc tim.
Ngay trên sân cũng luôn có 1 máy sốc tim tự động (AED: automated external defibrillator) đảm bảo đã sạc pin đủ, lấy ra khỏi bao, sẵn sàng để sử dụng. Ngoài ra còn có mast, bóng để sẵn sàng cấp cứu ngưng tim ngưng thở (Cardiopulmonary Resuscitation- CPR).
Một điều nữa học được khi làm việc với các chuyên gia của FIFA. FIFA có quy định cho một tình huống đặc biệt trên sân, đó là khi phát hiện cầu thủ bất kỳ có dấu hiệu bất tỉnh đột ngột không do va chạm (Non-contact collapse) thì nhân viên y tế được phép chạy ngay vào sân, không cần báo trọng tài và bất kể bóng đang lăn.

Khi cầu thủ tự ngã xuống mà không có ai va chạm, có khả năng cầu thủ đó bị đột quỵ tim mạch, cần được sơ cứu ngay lập tức.
Vụ đột tử của trọng tài Dương Ngọc Tân dưới góc nhìn y học - ảnh 4
Một trọng tài kiệt sức phải nhờ đồng đội dìu sau buổi kiểm tra thể lực giữa mùa V-League 2017ĐÔNG NGHI
Nhìn lại quá trình cấp cứu của trường hợp trọng tài Tân: “Các trọng tài được thi trước, trọng tài trẻ sinh năm 1993 Dương Hữu Phúc bị ngất phải thở bằng ô xy và được xe cấp cứu do BTC lớp học bố trí sẵn từ trước, đưa vào Bệnh viện Saint Paul (cách sân Hàng Đẫy khoảng 2 km).
Trong thời điểm này bước sang phần kiểm tra trợ lý trọng tài thì trên sân không có xe cấp cứu. Người của Phòng điều hành trọng tài cũng như các bác sĩ đang theo trọng tài Phúc sang bệnh viện. Trợ lý Dương Ngọc Tân chạy được 10 vòng quanh sân, khi về đích thì bắt đầu khuỵu xuống. Xung quanh anh không có cán bộ y tế mà chỉ là các đồng nghiệp nên không thể tiến hành sơ cứu.
Gọi xe cấp cứu vừa chở Phúc để quay lại sân, trên đường, xe bị thủng lốp nên không thể về kịp. BTC và anh em trọng tài gọi taxi đưa Tân đến Bệnh viện Saint Paul…” (Trích từ Thanh Niên).
Cấp cứu bằng xe taxi thì làm sao có CPR, AED…?!!!
Vụ đột tử của trọng tài Dương Ngọc Tân dưới góc nhìn y học - ảnh 5
Cảnh báo từng đến khi đã có 5 trọng tài không vượt qua được kỳ kiểm tra thể lực giữa mùa V-League 2017ĐÔNG NGHI
Bài học rút ra sau một chuyện buồn
Tóm lại, bất kể chuyên nghiệp hay nghiệp dư, khi đã đam mê thể thao, nghĩa là chơi thường xuyên lâu dài, các bạn hãy dành một ít thời gian nghĩ tới các điều sau:
1. Ngoài việc khám sức khỏe tổng quát, nếu các bạn đã từng bị ngất xỉu, choáng, đau ngực, khó thở, bản thân bị cao HA hay trong nhà có tiền sử đột quỵ tim mạch, tuổi trên 35…Hãy đến một bác sĩ tim mạch, làm Siêu âm tim, Điện tim gắng sức…để loại trừ đột quỵ có thể xảy ra trong khi tập luyện
2. Không chơi thể thao trong tình trạng mệt mỏi, đói, khi đã uống bia rượu, trời quá nắng…
3. Nếu không ở gần trung tâm thành phố, hãy nghĩ đến một cơ sở y tế gần nhất nếu rủi ro xảy ra.
Vụ đột tử của trọng tài Dương Ngọc Tân dưới góc nhìn y học - ảnh 6
Bác sĩ Trương Công Dũng kiểm tra chấn thương của Tấn Tài tại World Cup U.20 2017ĐỘC LẬP
Bác sĩ Trương Công Dũng (sinh năm 1972) với 20 năm kinh nghiệm từng làm việc ở khoa Y học thể thao bệnh viện 115 và theo học nhiều khóa đào tạo tại Âu, Mỹ, châu Á. Ông là Nguyên Tổng thư ký Hội Y học thể thao TP.HCM và là thành viên BCH Hội nội soi cơ xương khớp TP.HCM. Phòng khám Bonnela (285/20 Cách Mạng Tháng Tám, P.12, Q.10, Tp.HCM) của bác sĩ Dũng từng giúp nhiều tuyển thủ Việt Nam thoát khỏi ám ảnh giải nghệ vì đứt dây chằng gối như Tài Em, Quang Hải, Vũ Phong… hay cựu còi vàng Võ Quang Vinh. Bác sĩ Dũng từng được HLV Hoàng Anh Tuấn mời tham gia thành phần BHL U.20 Việt Nam dự World Cup U.20 2017 tại Hàn Quốc.

Bác sĩ Trương Công Dũng@thanhnien.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn