Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/kyoritsuvietnam.com/public_html/includes/countries.php on line 10
Lời đồn về cái chết của đồng đô la bị phóng đại? - Kyoritsu, Kyoritsu Việt Nam: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, Đồng hồ chỉ thị pha, Máy đo ánh sáng, Máy đo nhiệt độ, Máy thử điện áp, Thiết bị kiểm tra dòng rò, Thiết bị thử điện áp, Thiết bị phân tích điện

Lời đồn về cái chết của đồng đô la bị phóng đại?

Thời gian gần đây, nhiều ý kiến được đưa ra cho rằng sự tồn tại của đô la Mỹ với vai trò là đồng tiền chủ chốt của thế giới sắp kết thúc. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một cuộc tranh luận và mọi chuyện thực tế có vẻ vẫn chưa có gì ngã ngũ. Nhà kinh tế Martin Wolf đã đưa ra những lập luận về số phận của đồng tiền này.
Liệu thời hoàng kim của đồng đô la có sắp kết thúc? (Ảnh: Granitegrok.com)
Có nhiều lý do khiến người Mỹ phải lo lắng về đồng đô la. Nhiều người khác nhau đã góp phần làm tăng nỗi hoang mang chung, từ con rệp vàng (những nhà đầu tư chuyên vào vàng) đến cánh đầu tư tài chính và nhiều người khác đều nhất trí rằng đồng tiền có vai trò chủ chốt từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đang nằm chờ chết. Lạm phát phi mã đang sắp diễn ra. Điều này có nghĩa lý gì không? Không, hệ thống tiền tệ thế giới dựa trên đồng đô la đang chứa đựng những khiếm khuyết. Sẽ tốt hơn nếu bắt đầu xây dựng một hệ thống thay thế mới.

Hãy bắt đầu với những gì đang không diễn ra. Trong mối hoảng loạn gần đây, đứa trẻ đã chạy về phía mẹ nó, dù người mẹ đó đã mắc sai lầm thế nào đi nữa trong việc gây ra cuộc khủng hoảng này. Đồng đô la đã tăng giá. Khi niềm tin trở lại, điều này lại đảo lộn. Đồng đô la tăng 20% trong giai đoạn tháng 7/2008 – 3/2009. Kể từ khi đó, đồng tiền này xuống dốc không phanh, mất đi gần như toàn bộ giá trị đã tăng lên được. Vì thế, sự mất giá của đồng đô la là biểu hiện của thành công chứ không phải thất bại.

Liệu chúng ta có thể tìm thấy dấu hiệu sâu sắc hơn rằng thế giới đang… bỏ rơi đồng tiền của Mỹ? Một chỉ số đáng tin cậy là giá vàng. Giá vàng đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, đó lại là chỉ số không rõ ràng khi gộp cả các nguy cơ lạm phát: Đỉnh cao của nó là vào tháng 1 năm 1980, ngay trước khi tỷ lệ lạm phát tại Mỹ giảm mạnh.

Giá vàng cao hơn phản ánh nỗi hoang mang chứ không phải phản ánh thực tế. Chính phủ Mỹ có thể vay mượn ở mức lãi suất 4,2% trong vòng 30 năm và 3,4% trong vòng 10 năm. Trong suốt cuộc khủng hoảng này, những dự tính lạm phát, được hiểu là hiệu số giữa những chứng khoán thông thường và chứng khoán được bảo đảm khỏi lạm phát, sụp đổ. Những điều này lại cho thấy một dấu hiệu thành công nữa. Nhưng chúng vẫn còn thấp so với trước khủng hoảng. Nguy cơ trực tiếp tại Mỹ và thế giới là giảm phát chứ không phải lạm phát.

Sự điều chỉnh của đồng đô la không phải chỉ là điều tự nhiên, mà còn rất hữu ích. Nó sẽ làm giảm nguy cơ giảm phát tại nước Mỹ và tạo điều kiện cho việc điều chỉnh sự mất cân đối trên toàn cầu, điều vẫn góp phần gây ra khủng hoảng.

Cuối cùng, cái gì có thể thay thế đồng đô la? Trừ khi và chỉ khi nào Trung Quốc xóa bỏ kiểm soát thị trường ngoại hối và phát triển thị trường tài chính sâu hơn và có tính thanh khoản cao hơn, còn lại, chỉ có đồng euro là đối thủ đáng kể duy nhất. Hiện tại, 65% dự trữ ngoại tệ của thế giới vẫn bằng đồng đô la và 25% bằng đồng euro. Và cũng có thể sẽ có những thay đổi nào đó nhưng điều này sẽ diễn ra rất chậm. Khu vực các nước sử dụng đồng euro vẫn còn đang ngập trong nợ nần và thâm hụt tài chính. Đồng đô la sẽ tồn tại ít nhất 30 năm nữa, trong khi số phận đồng euro thì vẫn chưa chắc chắn.

Nguy cơ sụp đổ của đồng đô la vẫn nhỏ và khả năng có đồng tiền nào thay thế còn nhỏ hơn. Nhưng, một hệ thống tiền tệ toàn cầu dựa trên 1 tiền tệ duy nhất đang có vấn đề, với cả nước phát hành và người sử dụng. Các rủi ro đang lớn lên, đặc biệt từ khi có cái mà người ta vẫn gọi là "Bretton Woods II" – về việc quản lý tỷ giá ngoại hối với đồng đô la.

Trong những năm 1960, Robert Triffin, nhà kinh tế Thụy Điển - Mỹ, đã lập luận rằng một hệ thống tiền tệ toàn cầu dựa trên đồng đô la có một thiếu sót: tính thanh khoản tăng mà thế giới tìm kiếm sẽ đòi hỏi thâm hụt tài khoản vãng lai ở Mỹ. Nhưng, không sớm thì muộn, gánh nặng nợ tiền tệ quá lớn có thể sẽ làm giảm lòng tin vào đồng tiền chủ chốt này. Quan điểm này sau đó trở thành một lời tiên tri, khi hệ thống Bretton Wood sụp đổ năm 1971.

Nói một cách chặt chẽ hơn, dự trữ có thể được tạo ra nếu nước có đồng tiền chủ chốt chỉ đơn giản vay trong ngắn hạn và cho vay trong dài hạn. Nhưng, thực tế, nhu cầu dự trữ tạo ra khoản thâm hụt tài khoản vãng lai tại nước phát hành tiền. Trong chế độ tỷ giá thả nổi, tăng dự trữ có thể là không cần thiết. Nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1990, các nước mới nổi đã quyết định họ cần theo đuổi mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu và bảo đảm họ ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Kết quả ngay lập tức là ¾ dự trữ tiền tệ thế giới hiện tại đã tăng nhanh chỉ trong thập kỷ này.

Tuy nhiên, chính việc mong muốn có được sự ổn định lại đang tạo ra những bất ổn dài hạn. Thực tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quan ngại với rủi ro đối với trị giá lượng đô la lớn mà họ giữ kia rằng, theo logic của Traffin, chính sách của họ sẽ không ổn. Các nhà lãnh đạo Mỹ lại có thể duy trì đồng đô la mạnh. Nhưng đây là tham vọng chứ không phải công cụ. Chính sách hợp lý của Cục Dự trữ Liên bang FED không đưa ra sự ủy quyền nào nhằm bảo vệ giá trị bên ngoài của đồng đô la. Cách duy nhất các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể bảo đảm giá trị trong nước của các đồng ngoại tệ này là hỗ trợ đồng đô la không hạn chế, làm ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống tiền tệ trong nước và cuối cùng tự chuốc lấy thất bại.

Tại thời điểm này, mối quan ngại phổ biến về sự ổn định của hệ thống tiền tệ Mỹ và vai trò bên ngoài của đồng đô la đã trở nên tương đồng. Điều quan trọng đối với sự ổn định của hệ thống tiền tệ Mỹ là bảo vệ cả sự độc lập của FED và bảo đảm khả năng thanh toán tài chính trong dài hạn. Nếu mối hoang mang sẽ tăng lên khi 1 trong 2, hoặc cả hai điều trên đều không đạt được, thì cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chắc chắn sẽ diễn ra. Đồng đô la có thể sụp đổ và lãi suất dài hạn có thể tăng cao. Trong một cuộc khủng hoảng như thế, nỗi lo sợ là có thể hiểu được, FED ít độc lập hơn có thể sẽ bị buộc phải mua lại khoản nợ công. Điều đó sẽ làm tăng sự tháo chạy khỏi đồng đô la.

Hai điều kiện tiên quyết cho ổn định dài hạn khi đó là một ngân hàng trung ương độc lập tương đối và và tính thanh khoản trên toàn quốc, cả hai có vẻ đều vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ.

Tuy nhiên điều này lại quá đơn giản. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng tài chính của Mỹ có thể được định đoạt độc lập với những quyết định được đưa ra ở đâu đó. Nhưng, nếu lĩnh vực tư nhân Mỹ phải giảm nợ trong dài hạn nhằm làm giảm bớt rủi ro (và vì thế sử dụng ít hơn đáng kể thu nhập của mình), trong khi phần còn lại của thế giới lại muốn tăng cường tài sản bằng đồng đô la như nguồn dự trữ ngoại tệ, thì Chính phủ Mỹ tự nhiên nổi lên là người đi vay cuối cùng. Kết quả tất yêu của tình thế lưỡng nan Triffin là việc vai trò quốc tế của đồng đô la có thể khiến nó trở nên khó khăn hơn cho Chính phủ Mỹ quản lý các vấn đề tài chính thành công, ngay cả khi nước này rất muốn làm như vậy.

Vai trò quốc tế của đồng đô la không nằm trong lợi ích của nước Mỹ. Việc thích hợp chuyển sang một hệ thống khác là rất đúng. Nhưng điều này không có phải là vì vai trò của đồng đô la đang lâm nguy, mà vì vai trò ấy đang làm suy yếu sự ổn định trong nước Mỹ và cả trên thế giới. Thời điểm thay đổi là lúc này đây.

  • Đình Ngân@Việt báo (Theo Financial Times)