Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/kyoritsuvietnam.com/public_html/includes/countries.php on line 10
3 thách thức cơ bản của năm 2018 và công thức phát triển từ Singapore - Kyoritsu, Kyoritsu Việt Nam: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, Đồng hồ chỉ thị pha, Máy đo ánh sáng, Máy đo nhiệt độ, Máy thử điện áp, Thiết bị kiểm tra dòng rò, Thiết bị thử điện áp, Thiết bị phân tích điện

3 thách thức cơ bản của năm 2018 và công thức phát triển từ Singapore

Xây dựng Chính phủ liêm chính kiến tạo không chỉ đòi hỏi quyết tâm mà cả tầm nhìn và chiến lược thực hiện - TS. Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore, viết.
Việt Nam dự kiến lọt vào danh sách 25 quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Internet

Việt Nam dự kiến lọt vào danh sách 25 quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Internet

Năm 2017 đã khép lại với ba điểm sáng tích cực nhất của Việt Namnằm ở tư duy hành động; năng lực thích ứng với tình thế; và nỗ lực học hỏi - vươn lên.

Về tư duy hành động, Việt Nam đã đi những bước dài, đặc biệt trong quyết tâm hội nhâp quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, và nhận thức chiến lược về vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển.

Về năng lực thích ứng với tình thế, Việt Nam đã nắm bắt nhạy bén các cơ hội thuận lợi do sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới năm 2017 mang lại để đạt mức tăng trưởng cao vượt xa mức dự báo (hơn 6,7% so với 6,3%). Năm 2017, với mức xuất khẩu vượt trên 200 tỷ USD, Việt Nam dự kiến lọt vào danh sách 25 quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, Việt Nam cũng thể hiện khả năng chiến lược trong biến khó khăn, thách thức thành động lực cải cách. Kết quả là, việc Mỹ rút khỏi hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP không làm giảm, mà trái lại, làm tăng vị thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Thảm họa môi trường Formusa không làm Việt Nam suy sụp mà giúp Việt Nam ý thức cao hơn trước rất nhiều trong quản lý chất lượng môi trường và coi trọng phát triển bền vững.
Về nỗ lực học hỏi - vươn lên, khí thế tìm kiếm kinh nghiệm hay quốc tế và nắm bắt tiến bộ công nghệ, đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ở Việt Nam đang trở nên ngày càng sôi động. Ý thức lắng nghe chuyên gia, doanh nghiệp, và người dân của lãnh đạo đã bắt đầu lan tỏa từ chính phủ đến địa phương. Các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước, cũng đã chuyển biến nhiều trong ý thức tìm kiếm công nghệ và nâng cao kỹ năng quản lý.

Trong năm 2017, Việt Nam đã đưa ra thông điệp thống nhất và mạnh mẽ về việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, vì người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, xây dựng Chính phủ liêm chính kiến tạo không chỉ đòi hỏi quyết tâm mà cả tầm nhìn và chiến lược thực hiện. Nỗ lực này đòi hỏi cải cách đồng bộ ở cả ba lĩnh vực: thể chế, tổ chức, và nguồn nhân lực.

Thế chế đòi hỏi việc phân định trách nhiệm rõ ràng, giám sát kết quả minh bạch, và nguồn lực phân bổ thỏa đáng.

Tổ chức đòi hỏi cơ chế đánh giá bổ nhiệm cán bộ thôi thúc sự tận tâm, tính chuyên nghiệp, và tính sáng tạo cao.

Nguồn nhân lực đòi hỏi thu hút, sử dụng, phát triển, và lưu giữ được cán bộ tài năng.

"Trên bảo dưới không nghe" và 3 chữ C

Khi bắt đầu một nỗ lực lớn, Chính phủ nên phân tích và hoạch định kỹ càng về chiến lược trước khi triển khai hành động. Chúng ta nhiều khi vẫn thiên lệch về kết quả ngắn hạn, trong khi xem nhẹ việc xác lập mục tiêu chiến lược mà người người cảm thấy thôi thúc.Thực tế, như người đứng đầu Chính phủ đã nói nhiều lần, chúng ta vẫn có tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, “trên bảo dưới không nghe” trong chính bộ máy. Tôi nghĩ gốc gác của thách thức này nằm ở ba vấn đề bắt đầu từ chữ C: Chiến lược, Cơ chế, và Con người.

Việc này thấy khá rõ từ việc dẹp vỉa hè ở quận 1, TP.HCM đến việc thúc đẩy cổ phần hóa về số lượng; từ việc kêu gọi và quản lý các dự án BOT đến nỗ lực chống tham nhũng.

Vậy khắc phục thế nào cho năm 2018? Về khía cạnh chiến lược, tôi chỉ ước mong Đảng và Chính phủ khẳng định trước quốc dân rằng những gì thế hệ chúng ta làm hôm nay không phải vì vụ việc mà là để kiến tạo một nền tảng xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, có thể vững vàng trước những thách thức rất lớn mà dân tộc sẽ phải vượt qua trong các thập kỷ tới.

Về cơ chế, chúng ta phải căng mắt đại bàng ra học hỏi. Kinh nghiệm hay của thế giới nhiều lắm; cơ hội do toàn cầu hóa và Cách mạng Công nghiệp 4.0 vô cùng dồi dào và quí giá.

Nếu chúng ta luôn đặt ra câu hỏi, thế giới đã làm việc này như thế nào, đâu là cách hay nhất, việc này công nghệ số có thể giúp gì cho các nỗ lực đột phá thì chắc chắn Việt Nam sẽ có một cơ chế đặc sắc thôi thúc mọi người cả về trí tuệ và ý chí dân tộc trong nỗ lực vượt lên.

Người tài chúng ta không thiếu nhưng họ bị mai một nhiều lắm vì không được sử dụng hoặc không được khuyến khích hành động hết mình. Tôi mong nhìn thấy người ưu tú, dù còn rất trẻ và không có lợi thế gia đình, sẽ được phát hiện sử dụng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nếu chúng ta giải quyết đồng bộ cả ba yếu tố Chiến lược, Cơ chế, và con người như nói ở trên, tôi tin chắc là khi trên nóng, dưới sẽ hừng hực. Khí thế này sẽ xuất hiện ở mọi bộ ngành, địa phương, tổ chức, và doanh nghiệp. Nó quyết định sức mạnh trỗi dậy của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21 này.

3 thách thức lớn cho Đổi mới 2018 và bài học từ Singapore

Qua năm 2018, theo tôi, Việt Nam có ba thách thức lớn. Thứ nhất, trong thu hút đầu tư, phát triển, chúng ta vẫn nặng về chính sách ưu đãi hơn là nỗ lực nâng cấp tính ưu tú để tạo nên sức hấp dẫn chiến lược.

Thứ hai, Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng tính bền kháng của nền kinh tế còn thấp. Do hội nhập cao, hệ thống ngân hàng còn yếu Việt Nam sẽ bị tổn thương rất lớn nếu nền kinh tế khu vực và thế giới gặp phải những cơn sốc trong mấy năm tới.

Chúng ta cần lưu ý là, tuy môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện ấn tượng trong năm 2016-2017, xếp hạng tín nhiệm tài chính của Việt Nam vẫn ở mức thấp và chưa có tiến triển tốt, trong khi Philipines và Indonesia ở mức cao hơn hẳn và có nhiều tiến bộ trong thời gian qua.

Thứ ba, năng lực hoạch định chiến lược và phối thuộc thực thi của bộ máy công quyền của chúng ta còn thấp.

Chúng ta khá tốt trong giải quyết nhiệm vụ cụ thể nhưng hoạch định chiến lược và phối thuộc thực thi cho một ý đồ lớn còn chưa được coi trọng. Yếu kém của chương trình tàu cá xa bờ trong thời gian qua là một ví dụ đáng suy nghĩ. Thách thức lớn, quyết tâm cao, nguồn lực dành cho dồi dào, thế nhưng kết quả rất hạn chế.

Để tạo động lực cho tăng trưởng, tôi nghĩ chúng ta thêm tham khảo mô hình đơn giản MPH (hàm ý tốc độ - Mile Per Hour) của Singapore trong nỗ lực đẩy nhanh công cuộc phát triển. M (Meritocracy) là trọng hiền tài; P (Pragmatism) là tư duy thực tế; và H (Honesty) là sự trung thực.

Trọng hiền tài, chúng ta sẽ có người tài xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở các nhiệm vụ khó khăn.

Với tư duy thực tế, chúng ta sẽ không còn những dự án viển vông mà mỗi dự án đều mang lại những hiệu quả thiết thực mà mỗi người dân đều thấy tâm phục, khẩu phục.

Với nguyên tắc trung thực, chúng ta sẽ loại bỏ mọi qui định và cách làm mà hiện nay đang bắt người tốt phải nói dối.

Với cán bộ công chức, tiền lương không phải là yếu tố mấu chốt mà nằm ở cơ chế tạo động lực đủ lớn.

News.zing.vn TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn