Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/kyoritsuvietnam.com/public_html/includes/countries.php on line 10
Đàn ông khó lấy vợ, Trung Quốc ra tay bình ổn giá thách cưới - Kyoritsu, Kyoritsu Việt Nam: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, Đồng hồ chỉ thị pha, Máy đo ánh sáng, Máy đo nhiệt độ, Máy thử điện áp, Thiết bị kiểm tra dòng rò, Thiết bị thử điện áp, Thiết bị phân tích điện

Đàn ông khó lấy vợ, Trung Quốc ra tay bình ổn giá thách cưới

Vì tiền thách cưới quá cao, hàng loạt nam giới ế vợ nên chính quyền phải ra tay hỗ trợ bằng cách áp "giá trần" tiền thách cưới.
Ở nhiều vùng nông thôn, giá thách cưới bằng thu nhập cả năm của một người. Ảnh: Ndtv.

Ở nhiều vùng nông thôn, giá thách cưới bằng thu nhập cả năm của một người. Ảnh: Ndtv.

Để cưới được vợ, các chú rể ở Da'anliu, tỉnh Hồ Bắc phải chi đến 38.000 USD, gấp 5 lần lương trung bình một năm của một người tại đây. Vì thế, chính quyền địa phương đã quy định áp mức giá cao nhất là 2.900 đôla, để tránh việc nhà gái thách cưới cao. Nếu vượt mức này thì có thể bị coi là buôn người.

Thách cưới - tiền, nhà và các hàng hóa khác trả cho bố mẹ cô dâu - là một phần trong thủ tục hôn lễ ở hầu hết các địa phương tại Trung Quốc nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, các chi phí này ngày càng cao khi Trung Quốc đối mặt với tình trạng mất cân bằng nhân khẩu học lớn nhất trong lịch sử. 

Chính sách một con, cộng với tâm lý ưa thích con trai, dẫn tới hệ quả dư thừa tới trên 30 triệu nam giới ở nước này. Theo Washington Post, sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thập kỷ qua càng khiến sự mất cân bằng giới tính tăng lên ở các vùng nông thôn.

Nhiều thiếu nữ rời làng để đi học hay đi làm lương tốt hơn tại các thành phố. Hầu hết họ không trở lại những làng quê như Da’anliu - nơi mọi người kiếm tiền bằng việc trồng lê hay làm công việc tay chân tại các nhà máy nhỏ. Vì vậy, chính quyền Da’anliu và các làng khác đã can thiệp vào thứ họ có thể kiểm soát: tiền thách cưới.

Việc này có lợi cho các gia đình có con trai nhưng lại không tốt với những nhà có con gái. Liang, một nông dân trồng lê ở Da’anliu, có con gái đến tuổi cập kê. "Tôi sẽ yêu cầu giá nào tôi muốn. Làm thế là không công bằng", ông bày tỏ.

Liang nói rằng vấn đề không phải chỉ là chuyện tiền bạc. Ông định sẽ cho con gái tất cả số tiền mình thách cưới khi cô lên xe hoa. Ông cho rằng, đó là thị trường, ông có quyền đặt giá cho những quả lê thì tại sao lại không có quyền đặt giá cho ai muốn lấy con gái mình? 

"Tại các vùng nông thôn, tiền thách cưới cao gấp chục lần so với thu nhập hằng năm", Jiang Quanbao, một giáo sư về nhân khẩu học tại Đại học Xi’an Jiaotong cho biết. Việc này làm kiệt quệ kinh tế gia đình, ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc sức khỏe cho người già, trẻ nhỏ và khiến nhiều nam giới ở những nơi nghèo khó bị mất cơ hội tìm được bạn đời. 

Bí thư tại Da’anliu, Liang Huabin, cho biết, ông đã thấy nhiều gia đình phải tằn tiện, lao đao về tiền thách cưới. Họ khó mà xoay sở được khoản này, nhất là khi vụ lê mất mùa mấy năm qua. Ông không biết phải xử lý vấn đề này thế nào cho tới khi nhận được một hình họa về giới hạn giá thách cưới tại một làng khác. Ông quyết định áp dụng cách này ở địa phương mình. Liang biết người làng không mấy bận tâm tới việc thực hiện quy định này nhưng ông hy vọng mọi người sẽ dần thay đổi suy nghĩ.

Liang có hai cháu gái nhỏ và ông nói khi các cháu đến tuổi gả chồng, ông sẽ khích lệ bố mẹ chúng chỉ đòi thách cưới giá hợp lý.

Tuy nhiên, những người có con trai đều biết rằng họ không trông mong được gì nhiều từ quy định mới của địa phương. Chị Licun Tan, 39 tuổi, có một con trai 16 tuổi và chỉ vài năm nữa là phải lo tiền cho con cưới vợ. Chị vừa mở thêm một cửa hàng bán rượu để tăng thu nhập, chồng chị cũng làm việc cật lực hơn, nhưng gia đình vẫn không chắc liệu có đủ tiền để cưới vợ cho con.

"Quy định thì vẫn chỉ là quy định, nếu tôi làm theo, chắc gì còn con gái mà rước về làm dâu", người mẹ bày tỏ về định hướng "bình ổn giá" mới.

Wang Feng, một nhà xã hội học nghiên cứu về nhân khẩu học Trung Quốc tại Đại học California (Mỹ), cho biết, các gia đình phải chịu áp lực lớn trong việc xoay sở để con trai mình có cuộc hôn nhân tốt. Bà cho rằng việc "bình ổn giá" là cách chữa triệu chứng, không phải biện pháp giải quyết gốc rễ vấn đề.

Vương Linh@vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn