Deprecated: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in /home/kyoritsuvietnam.com/public_html/includes/countries.php on line 10
Du học để đổi đời, nhiều người Trung Quốc trở về trong hụt hẫng - Kyoritsu, Kyoritsu Việt Nam: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, Đồng hồ chỉ thị pha, Máy đo ánh sáng, Máy đo nhiệt độ, Máy thử điện áp, Thiết bị kiểm tra dòng rò, Thiết bị thử điện áp, Thiết bị phân tích điện

Du học để đổi đời, nhiều người Trung Quốc trở về trong hụt hẫng

Ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc đi du học, nhưng khi trở về, số đông chật vật tìm việc làm đáp ứng kỳ vọng cao của mình.
Chưa bao giờ Trung Quốc có nhiều du học sinh như ngày nay, lên đến 600 nghìn người mỗi năm. Ảnh: SCMP.

Chưa bao giờ Trung Quốc có nhiều du học sinh như ngày nay, lên đến 600 nghìn người mỗi năm. Ảnh: SCMP.

Có bằng cử nhân kép tại một đại học ở Mỹ, và leo lên vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp chỉ trong 2,5 năm làm việc cho một công ty Mỹ, anh Owen Wang buộc phải hạ sâu kỳ vọng về mức lương của mình khi quyết định quay trở về quê hương. 

Wang đang làm việc ở thành phố Kansas - nơi lương trung bình của kỹ sư phần mềm cao cấp là 100.000 đôla, theo glassdoor.com - thì mức lương tốt nhất mà anh nhận được từ một công ty Trung Quốc cho tới nay là của một công ty khởi nghiệp, có trụ ở Thâm Quyến, quanh mức 240.000 tệ (35.200 đôla).

Thu nhập đầu người ở thành phố Kansas cao gấp 4 lần ở Thâm Quyến. Dù vậy, anh Wang vẫn hy vọng sẽ có công ty đề xuất trả mình khoảng 500.000 tệ mỗi năm. 

"Chúng tôi vẫn đang thương lượng. Tôi đoán cuối cùng mình sẽ chấp nhận nếu không có lựa chọn tốt hơn, nhưng chất lượng cuộc sống của tôi giảm mạnh", chàng thanh niên 27 tuổi nói với South China Morning Post.

Kế hoạch trở về quê nhà của Wang không chỉ được thúc đẩy bởi các tính toán kinh tế - anh còn lo lắng rằng chính sách thắt chặt nhập cư tại Mỹ sẽ khiến anh khó ở lại, và cha mẹ thì đang mong anh trở về nhà, thăm họ thường xuyên hơn.

Sự thất vọng của anh phản chiếu tâm tình của nhiều người trong số hàng trăm nghìn người đã trở về Trung Quốc sau thời gian học và làm việc ở nước ngoài mỗi năm. 

Khảo sát gần đây với hơn 2.000 người trở về như vậy tại Bắc Kinh cho thấy khoảng 80% cho biết lương của họ thấp hơn kỳ vọng, với khoảng 70% nói rằng công việc họ đang làm không phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng được học. 

"Những người trở về từ ngoại quốc đang nhìn thấy khoảng cách rộng giữa thu nhập và kỳ vọng", báo cáo công bố hồi tháng 8 vừa qua, do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa thực hiện, cho biết. 

Trong khi ngày càng nhiều sinh viên được gia đình gửi đi học ở nước ngoài để tìm kiếm nền giáo dục phương Tây tốt hơn, thì cũng không ít người được "dụ" trở về bởi những lý do cá nhân như Wang và các cơ hội thấy được ở một nền kinh tế tăng trưởng nhanh. 

 

Chỉ riêng năm ngoái, Trung Quốc đã gửi đi hơn 600.000 người ra nước ngoài học, tăng 11% so với năm trước đó, và cao gấp 4 lần 10 năm trước, theo Bộ giáo dục. Ngược lại, có 480.000 người trở về.

Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Giáo dục quốc gia, cho biết các kinh nghiệm học thuật quốc tế từng được đánh giá cao, do trước kia chỉ các sinh viên ưu tú nhất mới có thể giành chỗ tại các đại học nước ngoài. 

Nhưng hiện nay, với việc ngày càng nhiều người đi du học tự túc, nhóm ưu tú này đã bị pha loãng giá trị của mình. 

"Rất nhiều sinh viên được gửi ra nước ngoài chỉ vì cha mẹ có tiền. Họ tạo nên sự khác biệt lớn về sự chăm chỉ, thông minh, kỹ năng xã hội...", ông nói. 

Thiếu mạng lưới quan hệ trong công việc và cú sốc văn hóa ngược khiến nhiều du học sinh Trung Quốc thấy khó khăn khi tái hòa nhập cuộc sống ở quê nhà. Ảnh: SCMP.

Thiếu mạng lưới quan hệ cá nhân và "cú sốc văn hóa ngược" khiến nhiều du học sinh Trung Quốc thấy khó khăn khi tái hòa nhập cuộc sống ở quê nhà. Ảnh: SCMP.

Wang tin rằng anh đang ở thế bất lợi lớn, vì đã mất liên lạc với tình hình ở quê nhà sau khi sang Missouri du học từ năm 2010.

"Tôi không biết về nghề của mình ở Trung Quốc, cho đến khi hỏi bạn bè một năm rưỡi trước đây", anh nói. 

Mặc dù tin tưởng sự thăng tiến nhanh trong một công ty lớn ở Mỹ, và vốn tiếng Anh thành thạo giúp anh "có giá" hơn so với những đồng nghiệp Trung Quốc có cùng trình độ và kinh nghiệm làm việc, Wang phát hiện ra các công ty công nghệ lớn ở quê nhà không đánh giá cao kinh nghiệm của mình.  

"Những tay săn đầu người nói với tôi rằng các công ty lớn muốn thuê những cựu nhân viên của các công ty hàng đầu như Google và Facebook. Với các công ty nhỏ hơn, họ không thể đủ sức trả lương cho du học sinh từ nước ngoài", anh nói.

Trong khảo sát của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, gần 1/3 số người du học trở về cho biết lương tháng của họ khoảng 10.000 tệ (1.470 đôla), tức là trung bình 17.600 đôla mỗi năm. 

 

Hơn 40% chỉ được trả lương từ 6.000 đến 10.000 tệ, và số còn lại nhận ít hơn 6.000 tệ mỗi tháng, tức là chưa đến 10.000 đôla một năm. 

Dù mức này cao hơn thu nhập trung bình của những người tốt nghiệp đại học trong nước, nhưng thực tế dân du học vẫn được kỳ vọng sẽ làm ra nhiều tiền hơn sau khi đã sống ở các nước giàu có, Nancy Zhou, từng học một năm tại Đại học Warwick ở Anh và về làm việc cho một công ty internet ở Thượng Hải, cho biết. 

Cô cũng cho biết sự thiếu mạng lưới quan hệ và "cú sốc văn hóa ngược" cũng gây trở ngại cho các du học sinh khi tái hòa nhập cuộc sống ở quê nhà. 

"Chẳng hạn, tôi không giỏi các kỹ năng cần thiết trong một môi trường gia đình trị", Zhou nói. Cô cũng thừa nhận mình không giỏi giao tế theo cách thông thường của các nhân viên ở đây, chẳng hạn uống rượu mạnh vào các bữa tối đi công việc. 

Bất chấp những lời phàn nàn này, nguồn cung nhân lực được lĩnh hội nền giáo dục của nước ngoài đã tạo ra đóng góp to lớn cho xã hội Trung Quốc, ông Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết. Họ đóng vai trò quan trọng vào sự cải cách của nước này, thúc đẩy hợp tác của các doanh nghiệp cũng như tự gây dựng các công ty sau khi về nước. 

T. An@vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn